Vitamin và colagel tốt cho sức khỏe và làn da
Tác dụng của một số loại vitamin cần thiết cho cơ thể và những thực phẩm chứa hàm lượng vitamin cao:
1. Vitamin A (Retinol) có nhiều chức năng quan trọng cho cơ thể như tăng cường miễn dịch, chống nhiễm khuẩn, rất cần thiết cho thị giác, sự tăng trưởng, phát triển của xương và duy trì của biểu mô như làm đẹp da, đẹp tóc, móng tay, chân...
- Nhu cầu hàng ngày ở người trưởng thành cần khoảng 0,4 - 1mg/ngày. Nếu thiếu vitamin A gây hiện tượng tăng sừng da, khô mắt, quáng gà lúc xẩm tối, một số nghiên cứu cho biết cơ thể thiếu vitamin A có thể ảnh hưởng đến xương, tăng nguy cơ loãng xương, dễ gãy xương ở người lớn tuổi.
- Vitamin A có nhiều trong gan, thận động vật, các chế phẩm từ sữa, trứng và dầu gan cá. Các carotenoid (tiền vitamin A) có nhiều trong cà rốt, trái cây có màu vàng, rau có màu xanh đậm.
2. Vitamin B1( Thiamin) có tác dụng hỗ trợ các vitamin nhóm B khác giúp phá vỡ và giải phóng năng lượng cho cơ thể từ các thực phẩm mình ăn vào, có tác dụng làm giảm viêm thần kinh và giảm đau. Kích thích gan bài tiết chất độc làm giảm phản ứng viêm của da, tăng cường não bộ giúp ngủ ngon, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho xương, bảo vệ tim mạch.
Vitamin B1 không thể được lưu trữ trong cơ thể, nên bạn cần bổ sung nó trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Nhu cầu hàng ngày ở người trưởng thành cần khoảng 1,3 – 2,6 mg/ngày
- Vitamin B1 có nhiều trong thịt lợn, các loại đậu, các loại hạt, lúa mì, gạo.
3. Vitamin B2(Riboflavin), tốt cho mắt, tái tạo tế bào da, tốt cho hệ thần kinh, tăng cường cơ bắp đồng thời giúp giải phóng năng lượng cho cơ thể từ thực phẩm mà bạn tiêu thụ.
- Nhu cầu hàng ngày ở người trưởng thành cần khoảng 1,3 – 3 mg/ngày
- Vitamin B2 có nhiều trong trứng, sữa, hạnh nhân, nấm, pho mát, thịt, xong dễ bị phá hủy bởi ánh sáng, tia cực tím, vì vậy hãy bảo quản thực phẩm chứa nhiều vitamin B2 ở nơi tối, thoáng mát.
4. Vitamin B5 hay axit panthothenic, giúp cải thiện trí nhớ, tâm trạng, phục hồi nhanh sau ốm, ổn định mạch máu, bảo vệ tim mạch
- Nhu cầu hàng ngày ở người trưởng thành cần khoảng 5mg/ngày
- Vitamin B5 không được lưu trữ trong cơ thể, nên cần bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày.Vitamin B5 được tìm thấy trong hầu hết các loại thịt và rau củ như thịt gà, thịt bò, súp lơ, khoai tây, cà chua, lòng đỏ trứng, các chế phẩm từ sữa, trứng cá muối, các loại hạt , các loại đậu, gạo, bột yến mạch.
5. Vitamin B6 (pyridoxine) giúp trẻ hóa cơ thể, ổn định mạch máu, tăng cường hệ thống thần kinh, cho phép cơ thể sử dụng và lưu trữ năng lượng từ protein và carbohydrate trong thức ăn, đồng thời tạo hemoglobin trong các tế bào máu đỏ mang oxy đi khắp cơ thể.
- Nhu cầu hàng ngày ở người trưởng thành cần khoảng 1,6 – 2 mg/ngày - Vitamin B6 có nhiều trong ngũ cốc, lúa mì, salad rau xanh, bắp cải, chuối, quả óc chó, cá hồi, thịt các loại. 6. Vitamin B12: Là loại Vitamin có nhiều chức năng quan trọng như bảo vệ các tế bào máu đỏ, hệ thống thần kinh, giải phóng năng lượng từ thực phẩm, sản xuất axit folic, kiểm soát cân nặng, cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường trí nhớ, tốt cho bộ máy tiêu hóa. Cơ thể thiếu B12 lâu ngày có thể dẫn đến thiếu máu. - Nhu cầu hàng ngày ở người trưởng thành cần khoảng 2 – 5mg/ngày - Thông thường, vitamin B12 có trong thịt, cá, sữa, hàu, lòng đỏ trứng, tảo bẹ, không được tìm thấy trong thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau, ngũ cốc, vì vậy, người ăn chay có thể không nhận đủ loại vitamin này. 7. Vitamin C hay axit ascorbic, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường bền vững thành mạch, bảo vệ tế bào khỏe mạnh, duy trì các mô liên kết, tốt cho da, tóc, móng, đồng thời chữa lành vết thương. - Nhu cầu hàng ngày ở người trưởng thành cần khoảng 70mg/ngày, thiếu vitamin C thường gây ra bệnh còi xương, rụng tóc, khô da, chảy máu cam, chảy máu chân răng hay xuất hiện những nốt bầm tím… - Chúng ta có thể nhận được đủ lượng vitamin C bằng cách tiêu thụ chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây có múi, trái cây có màu đỏ, ngoài ra nó còn có nhiều trong: Thì là, súp lơ, đậu hà lan, củ cải, măng tây, quả kiwi, quả tầm xuân. 8. Vitamin D: Vitamin D giúp thải độc, tốt cho xương, kiểm soát quá trình đông máu, bảo vệ tim mạch, ổn định mạch máu, cải thiện tâm trạng. - Nhu cầu hàng ngày ở người trưởng thành cần khoảng 2 – 5mg/ngày, Thiếu vitamin D trong cơ thể có thể dẫn đến biến dạng xương, gây bệnh còi xương ở trẻ em, đau và loãng xương ở người lớn. |
|
- Ngoài bổ sung bằng thực phẩm, bạn có thể bổ sung vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều vitamin D có thể khiến cơ thể thừa canxi, gây tổn thương thận, làm mềm xương. - Vitamin D có nhiều trong : Pho mát, bơ, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, thịt bò, khoai tây, dầu thực vật. 9. Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ màng tế bào, giúp duy trì làn da, mắt và tăng cường miễn dịch, cải thiện tâm trạng, phục hồi nhanh, bảo vệ cơ thể trước tác dụng của môi trường. - Nhu cầu hàng ngày ở người trưởng thành cần khoảng 30 – 50mg/ngày Vitamin E có nhiều trong: Thịt các loại, các sản phẩm từ sữa, gan động vật, dầu hướng dương, dầu oliu, ngô, hạt bí.
11. Vitamin PP có chức năng vận chuyển hydro và điện tử trong quá trình hóa học oxy hóa khử và có tác dụng hết sức quan trọng trong việc tác động đến quá trình tổng hợp hay phân hủy các chất glucid,acid béo, acid amin, chuyển hóa cholesterol và các hợp chất khác giúp quá trình hô hấp tế bào được dễ dàng và thuận lợi hơn. Thiếu PP gây bệnh Pellagra, tiêu chảy, viêm niêm mạc miệng, viêm môi, thiểu năng tâm thần. - Nhu cầu hàng ngày ở người trưởng thành cần khoảng 50 – 100mg/ngày - Vitamin PP có nhiều trong thức ăn như: thịt, sữa, cám, cà rốt, cà chua, đậu hũ, gan, trứng, rau xanh và các loại ngũ cốc đặc biệt là trong hạt ngô. |
|
* Collagen là gì ? Collagen là một loại protein chiếm tới 30% tổng lượng protein trong cơ thể người, collagen có chức năng chính là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau. Các nhà khoa học thường ví collagen giống như một chất keo dính các bộ phận trong cơ thể người lại thành một khối hoàn chỉnh, nếu không có chúng cơ thể người sẽ chỉ là các phần rời rạc. - Collagen là yếu tố cần thiết trong quá trình tạo ra các axit amin thanh khiết cho sức khỏe, làn da, mái tóc, móng tay chân, khớp xương và các mô khác trên cơ thể người. Ngoài ra colagel còn có tác dụng giúp vết thương nhanh liền sẹo, duy trì sự đàn hồi của mạch máu, tốt cho xương, sụn, mắt và răng. - Với làn da, ngoài nhiệm vụ liên kết nó còn có nhiệm vụ tạo sự đàn hồi. Da mặt chúng ta có thể giãn ra khi cười, nói chuyện hay nheo mắt, và co lại như cũ khi ngừng các hoạt động này là do sự chuyển động của cơ và độ đàn hồi của da. Da mặt có thể căng mịn khi còn trẻ và chùng nhão nhiều nếp nhăn khi về già là do sự thay đổi về tính chất của collagen vì thế nó chính là nhân tố quan trọng nhất giúp chúng ta duy trì sự trẻ trung của mình. - Quá trình già hoặc yếu đi của con người dẫn tới các hiện tượng thoái hóa tất cả các tế bào khác của cơ thể, collagen cũng sẽ bị già nua và chết đi. Sự thoái hóa collagen thường xảy ra ở giai đoạn từ 30 tuổi trở đi. - Chúng ta có thể bổ sung lượng collagen bằng cách sử dụng những loại thực phẩm có nhiều collagen như chân giò lợn, gân bò, thịt cá, tảo, rau nhiều diệp lục…. - Bản chất của collagen là protein. Khi ăn vào, collagen được tiêu hóa và phân bổ khắp nơi trong cơ thể, ngoài việc bổ sung colagel bằng chế độ ăn chúng ta có thể dùng thêm colagel bằng nhiều đường( bôi, đắp, uống) là các loại colagel nhân tạo hay còn gọi là thực phẩm chức năng. * Để có một cơ thể khỏe mạnh, một sức khỏe tốt hay sở hữu làn da đẹp mỗi người chúng ta cần sử dụng một khẩu phần ăn hợp lý, khoa học với đầy đủ thành phần dinh dưỡng cân đối giữa chất đạm, đường, mỡ, vitamin và chất khoáng, ngoài ra khi cơ thể có biểu hiện thiếu hụt một số vitamin thì chúng ta cần bổ xung ngay nhưng phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ vì cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng vừa đủ nếu bị thiếu hay bị thừa đều gây bệnh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Colagel cũng vậy, colagel nhân tạo ngày nay sản xuất dưới dạng thực phẩm chức năng có mặt tràn lan trên thị trường, nó không giống hoàn toàn với colagel tự sản sinh nên chúng ta phải chọn loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ liều lượng của bác sĩ nếu không sẽ gây tác dụng phụ thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Người viết và sưu tầm: Bác sĩ Nguyễn Thị Gấm |