Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1967.
- Nắm bắt yêu cầu của hoạt động văn hoá, văn nghệ và với tam nhìn có tính chiến lược, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị đã từng bước đưa công tác đào tạo bồi dưỡng diễn viên vào nền nếp, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhạc sĩ sáng tác, nghệ sĩ biểu diễn, tạo điều kiện cho hoạt động văn hoá, văn nghệ toàn quân phát triển và đặt nền móng cho việc xây dựng Trường Nghệ thuật quân đội sau này.
Giai đoan từ năm 1967 đến năm 1975.
- Do nhu cầu của tình hình nhiệm vụ mới, cùng với những kinh nghiệm đã thu được qua các lớp chuyên gia có hiệu quả cao của giai đoạn 1957-1960, Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị chỉ đạo trường cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo cho các học viên để nâng cao trình độ cơ bản, tiếp cận với nền nghệ thuật tiên tiến của các nước và đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật ngày càng cao của bộ đội và nhân dân.
- Trong bối cảnh trên, mùa thu năm 1971, Tổng cục giao cho Trường thực hiện việc tổ chức 5 lớp do chuyên gia Liên Xô giảng dạy.Tuy nhiên, với tinh thần cầu thị, các học viên học tập rất chăm chỉ, sôi nôỉ, phấn chấn vì các giáo viên cũng mang đến cho các lớp những điều mới mẻ về nghệ thuật hiện đại của một quốc gia lớn có bề dầy lịch sử văn hoá nghệ thuật đáng nểvà gần gũi. Qua sáu tháng học tập, các lớp tương đối ổn định. Sôi nổi nhất là lớp sáng tác. Ở lớp này, người học biết rõ cái cần học, người dạy biết rõ người học là ai và phải dạy cái gì, dạy thế nào. Học viên gồm hầu hết các nhạc sĩ sáng tác trong quân đội. Những học viên tiêu biểu, nổi tiếng sau này có Hoàng Hiệp, Cao Việt Bách, Văn Chung, Nhật Lai, Ánh Dương…
Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1985.
- Trong thời gian này, Nhà trường gặp hai khó khăn lớn cần giải quyết. Đố là vấn đề quyền hạn, chức năng phục vụ toàn quan chưa có và chức danh có tính pháp lý về đào tạo chưa được khẳng định một cách rõ ràng. Nhà trường vẫn tiếp tục nhiệm vụ huấn luyện đào tạo nhưng công tác tuyển sinh và huấn luyện đã gặp nhiều khó khăn.
- Để trả lời về nhu cầu đào tạo, Trường đã tổ chức đi khảo sát, thống kê cụ thể quân số và nhu cầu cần có của các đơn vị có đoàn văn công. Thực tế con số thống kê được là rất lớn. và giúp cho nhiều đồng chí lãnh đạo cũng như các cơ quan chức năng nhận thức được tình hình khách quan là: Néu không tiếp tục đào tạo thì 5 năm sau đội ngũ diễn viên của các đoàn sẽ bị hẫng hụt, thiếu lực lượng lam nhiệm vụ.
- Việc tiếp nhận và đào tạo học viên quốc tế được xây dựng thành kế hoạch, có sự phê duyệt của trên. Trường cử chuyên gia sang nươc bạn nghiên cứu nhu cầu, khả năng và điều kiện bảo đảm tuyến sinh, huấn luỵện; đồng thời nghiên cứu cải tiến nội dung, chương trình giảng dạy đào tạo, phù hợp với yêu cầu thực tế của bạn.
- Để đáp ứng yêu cầu mới, trên cơ sở thành công của các lớp đào tạo những năm trước, Nhà trường đã chỉ đạo và bắt tay vào việc lập phương án phát triển trường lên đào tạo cao đẳng. Về đào tạo giúp quân đội Lào: Tuy phương án lên cao dẳng chưa được trên phê duyệt, nhưng trước yêu cầu mới của quân đội và xã hội. Trường vẫn tiến hành mở được hai lớp đào tạo ở trình độ cao dẳng. Đó là lớp cao đẳng Sáng tác, Lý luận, Chỉ huy và lớp cao đẳng Biên đạo múa.
Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1995.
- Đây là giai đoạn tập trung vào nhiệm vụ hoàn thiện và chuẩn hoá quy trình đào tạo của Nhà trường theo quy chế quản lý của Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp đồng thời với đổi mới công tác tổ chức quản lý giảng dạy và học tập. Các giải pháp trong huấn luyện lúc này là giải quyết dứt điểm, giải quyết gọn từng môn học.
- Cuộc "chuyển dạ" trong huấn luyện từ âm nhạc cổ điển hàn lâm sang lĩnh vực nhạc nhạc nhẹ ở giai đoạn này của Nhà trường là hết sức kịp thời và thành công, tạo tiền đề cho chuyên ngành Nhạc nhẹ của Nhà trường ngày một phát triển để cho đến nay đã trở thành một trong những trung tâm đào tạo Nhạc nhẹ có uy tín của cả nước.
Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2006.
- Mặc dù đã tích cực, chủ động trong mấy năm, nhưng khi được Chính phủ công nhận là Trường Đại học và giao nhiệm vụ đào tạo với lưu lượng 450 – 500 học viên thì hàng loạt công việc vừa là yêu cầu cấp bách, vừa đòi hỏi tính cơ bản, lâu dài đặt ra cho Nhà trường phải phấn đấu ở vị thế mới. Đó là:
Qui hoạch công tác đào tạo nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trường, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội và sự phát triển của xã hội.
Xác định mô hình đào tạo đa cấp, đa ngành và liên thông trong đào tạo.
Xác định mục tiêu, yêu cầu đào tạo cho từng chuyên ngành cụ thể.
Xây dựng khung chương trình, xây dựng giáo trình, giáo án cho từng chuyên ngành, bậc học, bảo đảm tính hợp lý, cân đối, liên thông trong đào tạo.
Xây dựng mô hình tổ chức biên chế và kiện toàn tổ chức biên chế theo quyết định của Tổng tham mưu trưởng.
Kiện toàn đội ngũ cán bộ, giáo viên về số lượng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng theo yêu cầu quản lý, giảng dạy, đào tạo của một trường cao đẳng.
Đầu tư xây dựng doanh trại, phòng học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ huấn luyện, sinh hoạt.
Xây dựng và triển khai mô hình quản lý giáo dục, quản lý học vien.
Xây dựng hệ thống qui chế, qui định về tuyển sinh, huấn luyện, giáo dục, rèn luyện học viên; chế độ làm việc, học tập, sinh hoạt; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học viên.
- Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, tổ chức biên chế … Đảng uỷ, Ban giám hiệu đã kêu gọi, dộng viên cán bộ, giáo viên, công nhân viên “Xả thân vì sự nghiệp của Nhà trường” và đề ra những chủ trương, định hướng đúng đắn, sáng tạo, biện pháp thực hiện có hiệu quả trong đào tạo, xây dựng Nhà trường phát triển toàn diện, càng ngày càng vững chắc, vị thế, uy tín của Nhà trường ngày càng cao.
- Trước tình hình thực tiễn các cơ sở đào tạo văn hoá nghệ thuật trong cả nước chưa có chương trình đào tạo chuẩn, phần lớn rập khuôn theo mô hình Đông Âu. Nhiều nội dung không phù hợp, không đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn phát triển của Quân đội và xã hội. Sau khi lên cao đẳng, Nhà trường đã thực hiện cuộc cách mạng về nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, đáp ứng cái Quân đội, xã hội cần trên cơ sở định hướng chính trị, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Yêu cầu xây dựng nội dung, chương trình phải đạt được:
Bảo đảm lượng kiến thức qui định chung của từng cấp học, ngành học.
Thể hiện tính tiên tiến, đương đại trên cơ sở kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đã có.
Cơ bản, hệ thống, chuyên sâu.
Thời gian đào tạo tối thiểu, học viên được trang bị lượng kiến thức tối đa. Học viên ra trường có trình độ chuyên môn không thua kém các cơ sở đào tạo khác cùng cấp học, mặc dù thời gian đào tạo có thể ngắn hơn.
Từ định hướng trên, Nhà trường đã huy động các nhà khoa học, nhà giáo đầu ngành về văn hoá nghệ thuật trong và ngoài Quân đội tham gia xây dựng chương trình khung, tham gia biên soạn giáo trình giảng dạy do nhạc sĩ, Hiệu trưởng Nguyễn An Thuyên chủ trì.
Tháng 6/1996, bộ nội dung chương trình đào tạo với 127 môn học, trong đó có 105 môn học thuộc lĩnh vực chuyên ngành VHNT đã được nghiệm thu. Lãnh đạo TCCT và các cơ quan chức năng Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đánh giá cao về chất lượng và khẳng định: Trường cao đằng VHNT Quân đội là cơ sở đào tạo đầu tiên trong hệ thống các trường VHNT của cả nước có bộ chương trình đào tạo hoàn chỉnh.
- Với bộ nội dung chương trình đào tạo được nghiệm thu, Hiệu trưởng đã chỉ đạo tiếp tục hoàn chỉnh chương trình, giáo trình, biên soạn giáo án các chuyên ngành, các môn học, bảo đảm tính cơ bản, chuyên sâu, vừa đáp ứng sự phát triển của thực tiễn. Giải quyết hợp lý, cân đối giữa dạy lý thuyết với nâng cao khả năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ của các chuyên ngành đào tạo.
- Cùng với việc biên soạn, hoàn chỉnh chương trình đào tạo ở trình độ cao đẳng, trung cấp, Nhà trường đã tích cực tổ chức biên soạn chương trình và giáo trình đào tạo bậc đại học các chuyên ngành: Thanh nhạc, Sáng tác, chỉ huy Âm nhạc, Biên dạo, huấn luyện Múa, Văn hoá cơ sở … sẵn sàng, chủ động thực hiện khi được Bộ Quốc phòng và Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học.
- Đồng thời với việc xây dựng, đổi mới nội dung chương trình là việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhà trường đã có nhiều biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế về tình trạng “dạy chay, nói vo” và “truyền nghề” không theo qui trình, qui chuẩn sư phạm. Gắn nội dung đào tạo, huấn luyện sát với thực tiễn đời sống văn hoá nghệ thuật của Quân đội, của xã hội. Coi trọng học đi đôi với hành; phát huy tư duy sáng tạo của học viên trong quá trình học tập; tìm tòi, vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất; ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một số chuyên ngành.
- Sự đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp đào tạo đã tạo ra một thế hệ học viên năng động, sáng tạo. Nhiều em nổi tiếng, thành danh khi còn đang học. Tốt nghiệp ra trường đã đảm nhiệm tốt chức trách theo chức danh đào tạo Học viên văn hoá nghệ thuật.
- Để nắm bắt "Cái Quân đội, xã hội cần", Nhà trường đã thường xuyên tổ chức các đoàn cán bộ giáo viên tới các đơn vị, địa phương khảo sát nhu cầu, nắm bắt kết quả, chất lượng, tình hình học viên tốt nghiệp về công tác tại đơn vị, địa phương trên cơ sở bổ xung, hoàn thiện nội dung, phương pháp đào tạo.
Tháng 6/1996
- Đồng chí Nguyễn An Thuyên – Hiệu trưởng dẫn đầu đoàn cán bộ giáo viên Nhà trường vào làm việc với Bộ tư lệnh, Cục Chính trị Quân khu IX và khảo sát nhu cầu diễn viên, cán bộ, nhân viên văn hoá của các đơn vị trên địa bàn quân khu.
Tháng 8/1998
- Hiệu trưởng Nguyễn An Thuyên lại dẫn đầu đoàn cán bộ, giáo viên, học viên Nhà trường lên biểu diễn chào mừng Đại hội đảng bộ tỉnh Sơn La, làm việc với UBND và Sở Văn hóa Thông tin tỉnh, nắm bắt nhu cầu đào tạo VHNT của địa phương, ký văn bản kết nghĩa, đỡ đầu Trường văn hoá nghệ thuật tỉnh Sơn La trong công tác đào tạo.
- Tiếp theo là nhiều chuyến đi làm việc thường xuyên, khảo sát ở tất cả các quân khu, quân đoàn trong toàn quân và nhiều địa phương trong cả nước. Trọng tâm là các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc, Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
- Từ chủ trương, cách làm; bước đi đúng đắn trong đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, đáp ứng "Cái Quân đội, xã hội cần" Trường cao đẳng VHNT Quân đội đã có bước nhảy vọt về chất lượng, hiệu quả đào tạo, một mô hình đào tạo mới có uy tín cao trong toàn quốc.
Từ năm 1995 đến 2005
- Có 29 đề tài và 35 sáng kiến cải tiến phương pháp dạy học, quản lý được áp dụng vào thực tiễn giáo dục đào tạo của Nhà trường. Phát hiện định hướng phát huy sở trường của học sinh sinh viên, bồi dưỡng các em trở thành tài năng khi các em còn học ở trường.
- Đối tượng đào tạo được mở rộng cùng với sự phát triển của Nhà trường. Từ chỗ chỉ đào tạo đối tượng là quân nhân do Cục Quân lực phân bố chỉ tiêu, Nhà trường đã được trên cho phép đào tạo học viên dự khoá, mở rộng, đặc biệt là miền núi, con em các dân tộc vùng sâu, vùng xa như Tây nguyên, các tỉnh miền núi phía Bắc. Khoa Nghệ thuật dân tộc và miền núi được hình thành, phát triển, đã góp phần đáng kể vào việc đào tạo học viên đối tượng dân tộc, miền núi ở cả các bậc học trung cấp và cao đẳng các chuyên ngành hát múa, nhạc, VHCS … Đó là một việc làm đi đúng hướng, được lãnh đạo Bộ Quốc phòng ủng hộ và Bộ Văn hoá - Thông tin cũng như các tỉnh hoan nghênh.
- Ngoài nhiệm vụ đào tạo cho Quân đội, dân tộc, miền núi, Nhà trường tiếp tục nhận đào tạo các học viên Lào, Cam-pu-chia do Quân đội hai nước gửi sang. Đồng thời Nhà trường cũng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ tập huấn chuyên môn và xây dựng chương trình nghệ thuật mới cho Đoàn văn công Quân đội Lào năm 2003.
Tính đến tháng 7/2005:
- Nhà trường đã mở được 2 lớp cao đẳng Thư viện; 1 lớp cao đẳng Bảo tàng; 3 lớp cao đẳng VHCS tại chức cho các đơn vị Quân khu 9; Quân khu 7; Quân khu 5 và 1 lớp cao đẳng Thư viện tại chức tập trung cho một số đơn vị từ miền trung trở ra; 1 lớp trung cấp VHNT (bao gồm Thanh nhạc, Nhạc cụ, Mỹ thuật) 98 học viên cho tỉnh Tuyên Quang; 1 lớp trung cấp nghệ thuật cho Quân khu IV; 1 lớp trung cấp nghệ thuật (hoàn thiện cấp bằng) cho tỉnh Sơn La …
- Trên cơ sở phát huy được hiệu quả đào tạo, tháng 10/2005 Nhà trường được Bộ Giáo dục - Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo đào tạo một nguồn lực phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Đó là đối tượng ngoài Quân đội, được tào tạo ở các chuyên ngành Văn hoá cơ sở, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật ở bậc cao đẳng. Tính đến tháng 7/2005 Khoa Đào tạo dân sự đã mở được 1 lớp cao đẳng VHCS, 3 lớp cao đẳng Âm nhạc, 3 lớp cao đẳng Mỹ thuật, tổng số gần 300 HV. Có lớp đã ra trường về phục vụ tại các cơ quan văn hoá, các trường phổ thông các tỉnh, thành phố. Chất lượng đào tạo được các địa phương đánh giá cao.
Từ 12/2/2019, Nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo bậc thạc sĩ với chuyên nghành Quản lý Văn hóa (QĐ số 315/QĐ_BGDĐT ngày 12/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo) với mã số 8319042. Tháng 5/2021 Nhà trường tổ chức tuyển sinh Khóa đào tạo Thạc sĩ Khóa 1 đầu tiên. Mở rộng đào tạo sau Đại học là mục tiêu của Nhà trường trong thời gian tới đồng thời khẳng định vị thế của Trường đối với Quân đội và Quốc gia.