Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Trường Đại học văn hoá
nghệ thuật quân đội

Những điều cần biết về Dịch tả lợn Châu Phi

Admin 18/06/2019
Theo số liệu thống kê từ Cục Thú y, tính đến ngày 5/6/2019, dịch tả lợn Châu phi đã có mặt tại 3.775 xã, 369 huyện của 54 tỉnh thành, hơn 2,3 triệu con lợn đã bị tiêu hủy. Hiện dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ trên khắp cả nước. Dịch tả lợn Châu phi là dịch bệnh rất nguy hiểm, có sức tàn phá khủng khiếp.

1. Vậy bệnh dịch tả lợn (heo) là gì ? Bệnh tả heo là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra cho loài lợn nuôi và lợn rừng không thể chữa được, có tốc độ lây lan rất nhanh, tỷ lệ chết rất cao (100%). Lợn có thể bị mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là từ 2-3 tháng tuổi.

2. Lây truyền bệnh:

- Lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa lợn khỏe với lợn bệnh;

- Lây gián tiếp qua chất bài tiết, dịch tiết, máu, lách, qua thức ăn, nước uống, hay do tiếp xúc với các vật chứa virus bệnh. Những lợn khỏi bệnh sau 2 tháng vẫn bài thải mầm bệnh ra ngoài môi trường làm nguồn lây nhiễm cho cá thể khác.

- Virut tả có khả năng lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt…

3. Biểu hiện bệnh:

Lợn nhiễm mầm bệnh có thời gian nung bệnh từ 3-7 ngày mới phát bệnh. Khi phát bệnh, lợn bệnh có thể xuất hiện một trong ba thể:

+ Thể quá cấp tính: xuất hiện đột ngột, lợn ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao trên 41°C, chết nhanh trong vòng 1-2 ngày, tỷ lệ chết lên đến 100%

+ Thể cấp tính: Lợn bệnh ủ rũ, biếng ăn hoặc bỏ ăn, sốt cao kéo dài, lợn nôn mửa, khó thở, lúc đầu táo bón sau tiêu chảy, phân có mùi thối khắm và có thể có lẫn máu tươi, trên da có nhiều điểm xuất huyết ở tai, mõm, bụng, 4 chân…

+ Thể mạn tính: Lợn bệnh bị tiêu chảy, gầy yếu, chết do kiệt sức.

Virus gây bệnh tả lợn có thể tồn tại ngoài môi trường và trong thịt đông lạnh từ vài tháng đến vài năm. Song lại dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, vì vậy Bộ y tế khuyến cáo các loại thịt lợn cần được chế biến kĩ trước khi ăn vì chúng có thể chứa nhiều tác nhân gây bệnh đặc biệt là bệnh tả ở người.

3. Bệnh tả lợn Câu Phi có lây nhiễm cho cơ thể con người?

Hiện nay, dịch tả lợn Câu Phi không lây lan trực tiếp sang cơ thể người, không đe dọa trực tiếp đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên người là một tác nhân gây phát tán bệnh.

Lợn bị bệnh tả có thể mắc thêm các loại bệnh nguy hiểm khác như: bệnh cúm, bệnh tai xanh, bệnh thương hàn… Đây là những bệnh gây hại cho sức khỏe con người, gây rối loạn tiêu hóa, xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng, viêm màng não, đặc biệt khi ăn tiết canh hoặc các món ăn từ thịt lợn chưa được nấu chín kỹ.

dich ta lon1

4. Các biện pháp phòng bệnh.

- Sử dụng nước sạch: Luôn dùng nước sạch để uống và đun nấu, tránh uống nước trực tiếp từ các nơi không rõ nguồn gốc.

- Ăn thực phẩm đã được nấu chín kỹ và tránh ăn các món tái, sống…; dụng cụ ăn như đũa, thìa, đĩa, cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, có tủ kín chống côn trùng. Nguồn gốc thực phẩm phải bảo đảm rõ nguồn gốc, xuất sứ, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh ATTP, duy trì thực hiện tốt kiểm thực 3 bước tại các bếp ăn tập thể.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, cắt móng tay thường xuyên để đảm bảo vi khuẩn từ móng tay không dính vào thực phẩm khi chế biến cũng như khi ăn. Rửa tay bằng xà phòng sau mỗi lần đi vệ sinh và trước mỗi lần ăn, đặc biệt nên chú ý rửa tay sạch trước khi nấu ăn.

- Thường xuyên vệ sinh, tiêu khử độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi hàng ngày, cọ rửa máng ăn uống.

- Chọn con giống phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đạt tiêu chuẩn chất lượng, được tiêm phòng đầy đủ vác xin phòng các bệnh truyền nhiễm theo quy định, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, hạn chế người vào chuồng trại.

Bs Chu Văn Tiến (sưu tầm tổng hợp)

Tin bài khác