Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Trường Đại học văn hoá
nghệ thuật quân đội
Tin nổi bật

Đề án tuyển sinh cao đẳng năm 2017

Admin 13/04/2017
TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI       Số:  734/TĐH-ĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc       Hà Nội, ngày 09  tháng 4 năm 2017 ĐỀ ÁN TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2017

          1. Thông tin chung

  1.1. Tên Trường: Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội

1.1.2. Sứ mệnh

Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (Military University of Culture and Arts) là cơ sở đào tạo uy tín và chất lượng của Quân đội và quốc gia, được thành lập ngày 23 tháng 9 năm 1955. Hiện tại có 4 cơ sở đào tạo, trụ sở chính tại số 101 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội; Cơ sở 2 số 140, đường Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh; cơ sở 3 phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội (Khoa Quân nhạc; trước đây là Trường Trung cấp Quân nhạc); cơ sở 4 xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Tôn chỉ mục đích dạy tốt, học tốt, nghiên cứu khoa học và phục vụ tốt; đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao về các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, báo chí và thông tin cho Quân đội và đất nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên mặt trận tư tưởng văn hóa, xây dựng Quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Ngoài ra chủ động đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Với truyền thống 61 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, qua các tên gọi khác nhau, trong chiến tranh hay hòa bình, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội đều khẳng định được vị thế của một trung tâm phát hiện, nuôi dưỡng, vun trồng những tài năng nghệ thuật của Quân đội và đất nước; đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ - chiến sĩ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc XHCN và đời sống văn hóa tinh thần của Quân đội cũng như toàn xã hội.

Hơn 61 năm qua, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội có sự phát triển mới về mọi mặt, hiện nay có 44 ngành, chuyên ngành đào tạo thuộc các nhóm ngành nghệ thuật, nhân văn, báo chí và thông tin từ trình độ trung cấp, cao đẳng đến đại học. Các chuyên ngành đào tạo, tuyển sinh:

Trình độ

đào tạo

Ngành đào tạo

Vị trí làm việc của ngành đào tạo

Trung cấp

1. Biểu diễn Nhạc cụ Phương Tây

Diễn viên, nhạc công chuyên nghiệp tại các Nhà hát, Đoàn Văn công, đội quân nhạc, nhân viên các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lịch vực văn hóa nghệ thuật.

2. Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

3. Diễn viên múa

4. Thanh nhạc

5. Quân nhạc           

6. Kĩ thuật viên chiếu bóng

7. Văn thư lưu trữ

Cao đẳng

1. Biểu diễn nhạc cụ phương Tây

Diễn viên, nhạc công chuyên nghiệp tại các Nhà hát, Đoàn Văn công, đội quân nhạc, nhân viên các Nhà văn hóa, câu lạc bộ, cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩch vực văn hóa nghệ thuật.

2. Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

3. Sáng tác âm nhạc

4. Chỉ huy dàn nhạc

5. Diễn viên múa

6. Biên đạo múa

7. Huấn luyện múa

8. Thanh nhạc

9. Nhạc công quân nhạc

10. Chỉ huy dàn nhạc quân nhạc

11. Khoa học thư viện        

12. Bảo tàng học

13. Thiết kế âm thanh - ánh sáng

14. Hội họa

15. Quản lý văn hóa

16. Văn thư lưu trữ

17. Sư phạm âm nhạc

Giáo viên giảng dạy âm nhạc, mỹ thuật các trường THCS, trường tiểu học hoặc nhân viên các nhà văn hóa, câu lạc bộ và các cơ quan đơn vị hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, hội họa, mỹ thuật.

18. Sư phạm mỹ thuật

Đại học

1. Biểu diễn nhạc cụ phương Tây

Diễn viên, nhạc công chuyên nghiệp tại các Nhà hát, Đoàn Văn công, đội Quân nhạc và nhân viên các Nhà văn hóa, câu lạc bộ, cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, điện ảnh.

2. Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

3. Sáng tác âm nhạc

4. Chỉ huy dàn nhạc

5. Đạo diễn sân khấu

6. Biên đạo múa

7. Huấn luyện múa

8. Thanh nhạc

9. Diễn viên kịch - điện ảnh

10. Diễn viên sân khấu kịch hát dân tộc

11. Đạo diễn điện ảnh-truyền hình

12. Biên kịch điện ảnh-truyền hình

13. Khoa học thư viện        

14. Bảo tàng học

15. Quản lý văn hóa

16. Quay phim

17. Sư phạm âm nhạc

Giáo viên giảng dạy âm nhạc, mỹ thuật các trường THCS, trường tiểu học hoặc nhân viên các nhà văn hóa, câu lạc bộ và các cơ quan đơn vị hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, hội họa, mỹ thuật.

18. Sư phạm mỹ thuật

19. Báo chí

Phóng viên, biên tập viên cho các báo, đài, trung tâm văn hóa-thông tin, hội văn hóa nghệ thuật.

20. Sáng tác văn học

1.1.3. Địa điểm của Trường

- Cơ sở đào tạo chính: Số 101 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội; Khoa Quân nhạc, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội; Cơ sở đào tạo Quân sự, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

- Cơ sở 2, số 140 đường Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

- Điện thoại: 04.62663068 – Fax: 04.37731108

- Website:vnq.edu.vn

- Email:binhtrongpdt@gmail.com

            1.2. Quy mô đào tạo

STT

Nhóm ngành

Quy mô hiện tại

Đại học

Giáo dục chính quy

GDTX

NCS

CH

ĐH

ĐH

1.

Nhóm ngành I

   

197

7

   

2.

Nhóm ngành II

   

245

 

277

8

3.

Nhóm ngành III

           

4.

Nhóm ngành IV

           

5.

Nhóm ngành V

           

6.

Nhóm ngành VI

           

7.

Nhóm ngành VII

   

563

15

393

 

            1.3. Thông tin tuyển sinh chính quy năm 2015, 2016

            1.3.1. Phương thức tuyển sinh: Kết hợp hợp giữa thi tuyển và xét tuyển theo từng chuyên ngành đào tạo

            1.3.2. Điểm trúng tuyển của năm 2015, 2016

Nhóm ngành/ Ngành/ tổ hợp xét tuyểt

Năm tuyển sinh -3

Năm tuyển sinh -2

Năm tuyển sinh -1

Chỉ tiêu

Số TT

Điểm TT

Chỉ tiêu

Số TT

Điểm TT

Chỉ tiêu

Số TT

Điểm TT

Nhóm ngành I

40

47

18,0

40

52

16.75

80

85

15,0

Nhóm ngành II

740

750

22,0

516

520

20,5

475

480

19,5

Nhóm ngành III

                 

Nhóm ngành IV

                 

Nhóm ngành V

                 

Nhóm ngành VI

                 

Nhóm ngành VII

420

443

19,0

490

495

19,5

400

409

19,0

Tổng

1200

1240

X

1081

1092

X

950

969

X

            2. Các thông tin tuyển sinh năm 2017

2.1. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh

- Hệ quân sự: Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); Quân nhân chuyên nghiệp; Công nhân viên quốc phòng phục vụ trong quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh). Thí sinh đăng ký xét tuyển (ĐKXT) theo quy định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng (tổ chức sơ tuyển sức khỏe; kê khai hồ sơ ĐKXT, thẩm tra, xác minh lý lịch…), các đối tượng quy định tại mục này, nếu có nguyện vọng đăng ký dự tuyển, các đơn vị tổ chức sơ tuyển, lập hồ sơ sơ tuyển những trường hợp đủ tiêu chuẩn, nộp cho các trường theo đúng quy trình, nhưng phải bảo đảm đủ quân số thực hiện nhiệm vụ và sẵn sàng chiến đấu.

- Hệ dân sự: thí sinh ĐKXT theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo; đối với các ngành tuyển sinh có môn năng khiếu thí sinh ĐKXT phải đáp ứng yêu cầu của ngành tuyển (ngành cao đẳng diễn viên múa tuyển thí sinh tốt nghiệp trung cấp diễn viên múa).

          2.2. Phương thức tuyển sinh

             Năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo không quản lý hệ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Do vậy, các trường đại học có đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp chuyển sang Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội quản lý. Đồng thời, hệ thống dữ liệu tuyển sinh quốc gia sẽ không chấp nhận các đối tượng trên. Vì vậy, phương thức tuyển sinh hệ cao đẳng của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội sẽ tuyển sinh theo phương thức, như sau:

          Những qui định chung:

Nhà trường tổ chức xét tuyển (đối với tổ hợp môn C00) trên cơ sở kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, đã được công nhận tốt nghiệp THPT và kết hợp giữa xét tuyển với thi tuyển các môn năng khiếu do ngành trường tổ chức thi (ngành năng khiếu). Để được xét tuyển vào hệ Cao đẳng của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội:

- Hệ quân sự, ngành Văn thư lưu trữ, thí sinh là quân nhân phải làm 02 hồ sơ nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất); một hồ sơ tuyển sinh quân sự tại các đơn vị, địa phương (thành đội, huyện đội), gửi về Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội để tổ chức xét tuyển theo phương thức riêng; một hồ sơ đăng ký thi THPT quốc gia môn Văn, Sử, Địa lấy kết quả thi nộp về trường để  xét tuyển.

- Hệ dân sự, ngành Văn thư lưu trữ, ngành Diễn viên múa, ngành Thiết kế âm thanh-ánh sáng, thí sinh làm hồ sơ đăng ký thi THPT quốc gia môn Văn, Sử, Địa (ngành Văn thư lưu trữ) và môn Văn (ngành Diễn viên múa, ngành Thiết kế âm thanh-ánh sáng) lấy kết quả thi nộp về trường để xét tuyển.

Phương án tuyển sinh:

Khi thí sinh có kết quả kỳ thi THPT sẽ gửi phiếu kết quả thi (phô tô) kèm theo hồ sơ xét tuyển về trường để xét tuyển.

Trường sẽ xét tuyển từ thí sinh có điểm cao nhất đến đủ chỉ tiêu; trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ, như sau:

          1) Tiêu chí 1: Thí sinh có điểm thi môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển.

          2) Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau, thì xét đến tiêu chí 2, như sau: Thí sinh có điểm thi môn Sử cao hơn sẽ trúng tuyển

          3) Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau: Thí sinh có điểm thi môn Địa cao hơn sẽ trúng tuyển

          Khi xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường quyết định tuyển nguyện vọng bổ sung hoặc báo cáo Ban TSQSBQP xem xét, quyết định; nếu chưa đủ chỉ tiêu sẽ xét tuyển nguyện vọng bổ sung.Phương án xét tuyển bổ sung sẽ thông báo sau

Thí sinh cần chú ý một số nội dung sau:

- Sau khi thi xong kỳ thi THPT quốc gia, đề nghị thí sinh thông báo nhanh về Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội số Báo danh của mình (qua fax: 04.62663068; hoặc qua địa chỉ email).

- Khi có kết quả thi, thí sinh gửi bản phô tô kết quả thi kèm hồ sơ xét tuyển về Trường qua chuyển phát nhanh, hoặc trực tiếp. Nhà trường chỉ nhận phiếu kết quả, kèm hồ sơ xét tuyển tính từ ngày 19/7/2017 trở về trước theo dấu bưu điện

          2.3. Chỉ tiêu tuyển sinh:  75 chỉ tiêu

          2.4.1. Hệ Quân sự, ngành Văn thư lưu trữ: 25 chỉ tiêu

          - Thí sinh có hộ khẩu thường trú Miền Bắc: 15 chỉ tiêu

          + Xét tuyển thí sinh Nam:   10 chỉ tiêu

          + Xét tuyển thí sinh Nữ:               05 chỉ tiêu

- Thí sinh có hộ khẩu thường trú Miền Nam: 10 chỉ tiêu

          + Xét tuyển thí sinh Nam:   07 chỉ tiêu

          + Xét tuyển thí sinh Nữ:               03 chỉ tiêu

          2.3.2. Hệ Dân sự:    50 chỉ tiêu              

          - Ngành Văn thư lưu trữ:               16 chỉ tiêu

          - Ngành Diễn viên múa:                 14 chỉ tiêu

          - Ngành Thiết kế âm thanh-ánh sáng: 20 chỉ tiêu

          2.4. Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, điều kiện, hồ sơ ĐKXT

          2.4.1. Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào

Từ 13 điểm trở lên

2.4.2. Điều kiện nhận ĐKXT

- Hệ quân sự, ngành Văn thư lưu trữ, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của các thí sinh đã qua sơ tuyển nộp về trường và đã được Nhà trường gửi thông báo đủ tiêu chuẩn sơ tuyển về đơn vị (nơi quản lý thí sinh biết).

- Hệ dân sự, thí sinh đã dự thi đủ 2 môn năng khiếu theo ngành tuyển do Nhà trường tổ chức thi.

2.4.3. Hồ sơ xét tuyển: Sau khi có kết quả kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh sẽ gửi hồ sơ xét tuyển về trường, gồm:

          - Phiếu đăng ký xét tuyển

- Giấy Chứng nhận (phiếu) kết quả thi kỳ thi THPT quốc gia 2017 (bản phô tô)

          - Lệ phí xét tuyển 30.000 đồng

- Hai phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ của thí sinh, số điện thoại liên lạc

Thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển chuyển phát nhanh qua bưu điện hoặc đến nộp trực trực tiếp tại trường.

2.5. Các thông tin cần thiết

2.5.1. Mã trường: ZNH

2.5.2. Mã ngành

- Văn thư lưu trữ:     51320303

- Diễn viên múa:      51220342

- Thiết kế âm thanh-ánh sáng: 51210303

            2.5.3. Tổ hợp xét tuyển

          - Văn thư lưu trữ:      C00 (Văn, Sử, Địa)

          - Diễn viên múa:  N11 (Môn 1: Văn: của kỳ thi THPT quốc gia năm 2017; Môn 2: Năng lực cơ bản; Môn 3: Diễn xuất với đạo cụ (thí sinh bốc thăm đề thi, diễn xuất tại chỗ).

          - Thiết kế âm thanh-ánh sáng:       N10 (Môn 1: Văn: của kỳ thi THPT quốc gia năm 2017;  Môn 2: Lý thuyết âm thanh, ánh sáng cơ bản (thi tự luận 120 phút); Môn 3: Chuyên ngành (thi thực hành, bốc thăm câu hỏi và trả lời tại chỗ: Ngành Âm thanh: Nghe nhạc và phân tích âm thanh; Ngành ánh sáng: Chọn bộ ảnh nghệ thuật biểu diễn và phân tích ánh sáng.

          2.6. Tổ chức tuyển sinh

Theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và Quy chế tuyển sinh các môn năng khiếu, chuyên môn của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

          2.7. Chính sách ưu tiên: Tổ chức tuyển thẳng, tổ chức ưu tiên xét tuyển Thực hin theo Qui chế tuyển sinh2017 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, hướng dẫn của Bộ quốc phòng.

          2.8. Lệ phí xét tuyển:30.000 đồng/1 hồ sơ

          3. Một số mốc thời gian thực hiện

Thời gian

Nội dung công việc

Từ ngày 01 đến 20/4/2017

Thí sinh dự thi hệ quân sự sơ tuyển tại các đơn vị, địa phương

07h30 đến 11h30 ngày 10/5/2017

Nhận hồ sơ đăng ký sơ tuyển của các đơn vị, địa phương

Ngày 25/5/2017

 Báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng kết quả xét duyệt và số lượng thí sinh sơ tuyển

Trước ngày 30/5/2017

Thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ sơ tuyển cho Ban Tuyển sinh các đơn vị, địa phương

Trước ngày 19/7/2017

Các thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển về Trường

Ngày 24/7/2017

Họp HĐTS Trường xác định điểm chuẩn

Ngày 25/7/2017

Báo cáo Ban TS Bộ Quốc phòng phương án điểm tuyển nguyện vọng 1, nguyện vọng bổ sung

Trước ngày 29/7/2017

Ban TSQS Bộ Quốc phòng xét duyệt điểm chuẩn

17h 00 ngày 01/8/2017

Công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 trên cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng và Website của Trường

17h 00 ngày 07/8/2017

Thí sinh xác nhận nhập học đợt 1

 Từ ngày 13/8/2017

Xét tuyển bổ sung theo thông báo của Ban TSQS Bộ Quốc phòng

Ngày 05/9/2017

Thí sinh vào Trường nhập học

            4. Thông tin về các điều kiện bảo đảm chất lượng chính

            3.1 Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu:

          3.1.1. Thống kê diện tích đất, diện tích sàn xây dựng, ký túc xá:

         - Tổng diện tích của Trường: 14,002 ha

         - Tổng diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học: 30982 m2

            3.1.2. Thống kê các phòng chuyên dùng, phòng thí nghiệm và các trang thiết bị:

TT

Tên

Các trang thiết bị chính

Số lượng

1

Amply các loại

Thực hành biểu diễn

63

2

Đàn keyboard

Phục vụ đào tạo

47

3

Đàn piano

Phục vụ đào tạo

67

4

Kèn các loại

Phục vụ đào tạo

195

5

Loa các loại

Phục vụ đào tạo và thực hành biểu diễn

132

6

Máy chiếu các loại

Phục vụ đào tạo

37

7

Micro các loại

Phục vụ đào tạo

94

8

Mixer các loại

Phục vụ đào tạo và thực hành biểu diễn

29

9

Nhạc cụ dân tộc (các lọai đàn, sáo...)

Phục vụ đào tạo

85

10

Trống, bộ gõ dân tộc (các loại)

Phục vụ đào tạo

12

11

Kèn sona cao + trung

Phục vụ đào tạo

2

12

Kồng + Giá

Phục vụ đào tạo

3

13

Trống Jazz các loại (bộ)

Phục vụ đào tạo

28

14

Đầu CD các loại

Phục vụ đào tạo

20

15

Dàn âm thanh nghe nhạc

Phục vụ đào tạo

3

16

Đài cassette các loại

Phục vụ đào tạo

12

17

Đàn guitar

Phục vụ đào tạo

20

18

Đàn violon

Phục vụ đào tạo

1

19

Máy photo đa chức năng

Phục vụ đào tạo

6

20

Bộ âm thanh lớn (thực hành biểu diễn ngoài trời)

Phục vụ đào tạo

3

21

Bộ âm thanh nhỏ ( thực hành biểu diễn trong nhà)

Phục vụ đào tạo

3

22

Bộ ánh sáng lớn (thực hành biểu diễn ngoài trời)

Phục vụ đào tạo

1

23

Bộ ánh sáng nhỏ (thực hành biểu diễn trong nhà)

Phục vụ đào tạo

2

         3.1.3. Thống kê phòng học

Stt

Loại phòng

Số lượng

1

Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ

03

2

Phòng học từ 100-200 chỗ

10

3

Phòng học từ 50-100 chỗ

20

4

Phòng học dưới 50 chỗ

105

5

Phòng học đa phương tiện

04

         3.1.4. Thống kê về học liệu

Stt

Nhóm ngành đào tạo

Số lượng

1

Nhóm ngành I

9225

2

Nhóm ngành II

255705

3

Nhóm ngành III

 

4

Nhóm ngành IV

 

5

Nhóm ngành V

 

6

Nhóm ngành VI

 

7

Nhóm ngành VII

162425

        

3.2. Giảng viên cơ hữu theo nhóm ngành

Nhóm ngành đào tạo

Chức danh

Bằng tốt nghiệp cao nhất

PGS

GS

ĐH

Ths

TS

TSKH

Nhóm ngành I

   

2

5

1

 

Nhóm ngành II

   

41

57

4

 

Nhóm ngành III

           

Nhóm ngành IV

           

Nhóm ngành V

           

Nhóm ngành VI

           

Nhóm ngành VII:

   

4

15

   

GV các môn chung

   

19

22

2

 

4. Tình hình việc làm sau khi tốt nghiệp

STT

Nhóm ngành

Chỉ tiêu tuyển sinh sinh

Số SV trúng tuyển nhập học

Số SV tốt nghiệp

Trong đó số SV tốt nghiệp đã có việc làm sau 12 tháng

1

Nhóm ngành I

85

 

77

 

71

 

71

 

2

Nhóm ngành II

440

 

428

 

391

 

391

 

3

Nhóm ngành III

         

19

 

19

4

Nhóm ngành IV

               

5

Nhóm ngành V

               

6

Nhóm ngành VI

               

7

Nhóm ngành VII

250

 

231

 

202

 

202

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Cục Nhà trường/BTTM;

- Website của Nhà trường;

- Lưu: VT, PĐT; Trọng3b.

HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

Thượng tá Nguyễn Xuân Thủy

 

- Phiếu đăng ký xét tuyển

Tin bài khác