Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Trường Đại học văn hoá
nghệ thuật quân đội

Cách xử trí và phòng say nắng, say nóng

Admin 14/06/2016
Say nắng, say nóng là hiện tưởng rất thường gặp trong mùa hè. Không chỉ có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,... mà còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử lý kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và dẫn đến tử vong.

Do đó trong điều kiện thời tiết hiện nay, con người rất dễ bị say nắng, say nóng vì thế chúng ta cần phải hiểu và biết cách phòng tránh.

Say nắng, say nóng

Say nắng là tác dụng của mặt trời chiếu lên đấu trần. Say nắng không chỉ xảy ra lúc đang làm việc mà ngay cả lúc nghỉ ngơi hoặc tắm nắng quá nhiều.

Say nóng là do cơ thể bị nóng quá, hệ thống thần kinh trung ương bi rối loạn làm cho mọi chuyển hóa của cơ thể bị rối loạn: Chuyển hóa nước và các các chất điện giải, sự hoạt động của tuần hoàn hô hấp.

Nguyên nhân

- Thường gặp ở những người it hoạt động ở ngoài trời nay phải làm việc ngoài trời khi nắng gắt không có đồ bảo hộ. Lúc này mặt trời sẽ chiếu trực tiếp vào đầu gây nên tình trạng say nắng.

- Công nhân thường làm việc trong các hầm lò có nhiệt độ cao gây nên tình trạng say nóng.

Biểu hiện của say nắng, say nóng

Đang lao động ngoài trời nắng chói trang đột nhiên xuất hiện những triệu chứng sau:

- Sốt cao > 40-42 độ C, vã mồ hôi, nhức đầu, khó chịu, mặt đỏ nhừ.

- Sau đó chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt.

- Mạch nhanh và có thể ngất.

- Tổn thương có thể hồi phục hoặc khó hồi phục.

- Có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.

- Có thể li bì, lẫn lộn, mê sảng, cuối cùng hôn mê, co giật.

Cách xử trí

- Khi gặp trường hợp say nắng, say nóng cần phải sơ cứu nhanh chóng trước khi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế:

- Hạ nhiệt cho ngươi bệnh một cách nhanh chóng, để người bệnh nằm nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo.

- Chườm lạnh bằng nước đá khắp người ở đầu: vùng trán, gáy, nách.

- Cho bệnh nhân uống nước chè pha muối.

- Tại cơ sở y tế: dùng thuốc hạ sốt bù nước điện giải, nếu có co giật dùng thuốc chống co giật, hôn mê thì đặt nội khí quản thở máy.

Đề phòng

- Không nên làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh những hoạt động gắng sức.

- Uống nhiều nước mỗi ngày.

- Khi làm việc ngoài trời phải che đậy kín đáo, phải mặc quần áo bảo hộ lao động, áo, mũ, khẩu trang, kính...

- Làm việc ở nhà máy, hầm mỏ phải có quạt thông gió thoáng mát.

- Mùa hè mặc quần áo thoáng mát.

ĐỖ THỊ MỪNG (ST)

Tin bài khác